Thâm niên làm việc của công nhân lao động khu công nghiệp

Thâm niên làm việc để được tính thêm ngày nghỉ hàng năm là tổng số năm thực tế

người lao động đã làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc với một doanh nghiệp

theo Điều 75 của Bộ Luật Lao động bao gồm cả thời gian học nghề, tập nghề tại doanh

nghiệp đó. Trong trường hợp có gián đoạn, thì thâm niên làm việc bằng tổng số năm

thực tế làm việc theo từng giai đoạn với một người sử dụng lao động hoặc một doanh

nghiệp.

Theo kết quả điều tra cho thấy; 6% công nhân lao động trong KCN làm việc dưới 1

năm; 53,3% công nhân làm việc từ 1 – 3 năm; 22% công nhân làm việc từ 3 – 5 năm; 10,7% công nhân làm việc từ 5 – 7 năm và 8% công nhân làm việc được trên 7 năm. Theo giới

tính, công nhân lao động làm việc từ 1 – 3 năm thì tỷ lệ nữ công nhân cao hơn nam công

nhân (61,3%; 37,4%) [xem phụ lục 7]. Chứng tỏ, trong KCN nam công nhân làm việc ổn

định hơn nữ công nhân, thường công nhân nữ hay bị dao động về thu nhập, do bạn bè lôi

kéo và sẵn sàng bỏ sang doanh nghiệp khác.

 

Do vậy, thâm niên làm việc của công nhân lao động KCN được thể hiện qua ký kết

hợp đồng lao động. Bản chất của HĐLĐ là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của

mỗi bên trong quan hệ lao động. Nguyên tắc thoả thuận ở đây là bình đẳng, tự nguyện,

tôn trọng lẫn nhau và cam kết trách nhiệm đôi bên. Đây chính là cơ sở pháp lý để giải

quyết những bất đồng, tranh chấp khi thực hiện hợp đồng lao động, vừa đảm bảo quyền,

lợi ích của người lao động, vừa thoả mãn yêu cầu và khả năng đáp ứng của người sử

dụng lao động. ở một khía cạnh nào đó, thể hiện được vai trò làm chủ bản thân, làm chủ

doanh nghiệp của người lao động.

Như vậy, những năm trở lại đây các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long và

KCN Quang Minh tăng nhanh, nên số lượng công nhân cũng tăng theo. Sự tăng lên

nhanh chóng của bộ phận công nhân KCN những năm gần đây là hệ quả tất yếu của

chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích các thành phần kinh tế

ngoài nhà nước phát triển, chính sách mở rộng hợp tác kinh tế, lao động và chính sách

khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Đa số công nhân là người ở các

huyện trong tỉnh và số ít ở tỉnh ngoài nên phần lớn phải thuê nhà trọ chiếm gần 50% trong cuộc điều tra này. Hơn nữa công nhân ở đây tuổi đời còn trẻ, phần nhiều là nữ, thu

nhập không cao nên chỉ một bộ phận lập gia đình, còn số đông sống độc thân. Một trong

những mục đích quan trọng nhất của người lao động là đi làm kiếm tiền, dành dụm gửi

về cho gia đình và tích luỹ phần nào để lo cho tương lai. Do giá cả leo thang, người lao

động gặp không ít khó khăn, vì thế không còn cách nào khác là phải tiết kiệm. Và khoản

tiết kiệm đầu tiên mà họ nghĩ đến là giảm tiền thuê nhà, điện, nước và hạn chế những

chi tiêu về vật chất và văn hoá của bản thân.

Likes:
0 0
Views:
338
Article Categories:
Tư Vấn

Comments are closed.