Mỹ: Sự “góp phần” của các công cụ tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay

Kể từ đầu tháng 9/2008 thị trường phố Wall đã chìm trong nổi hoảng sợ với nỗi lo

về một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng cận kề và viễn cảnh xa hơn nữa là cuộc đại suy thoái kinh tế như đã từng xảy ra trên nước Mỹ 80 năm trước. Trong hai tuần hỗn loạn với những biến cố dồn dập Chính phủ Mỹ đã phải sử dụng công cụ phi thị trường (được coi là đã lỗi thời ở một nền kinh tế thị trường hoàn thiện như Mỹ), để quốc hữu hoá những định chế tài chính được coi là hùng mạnh nhất nước Mỹ như hai đại gia bất động sản Fanie Mae và Freddie Mac (07/2009). Tuy nhiên, thị trường chỉ thực sự hoảng loạn khi mọi thứ đã không diễn ra như mong đợi với hai đại gia ngân hàng đầu tư Ledman Brothers không được Chính phủ Mỹ cứu (14/09/2008) như những anh em khác và phải tuyên bố phá sản

(15/09/2008), trong khi Merrill Lynch nhanh chóng bán mình cho Bank of America 14/09/2008)¼

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, các nhà phân tích đã đưa ra nhiều lý do để giải thích cho cuộc khủng hoảng, trong đó có một số lý do được nhắc tới nhiều nhất như: (1) Do sự thay thế của đạo luật Bức tường lửa Glass – Steagall bởi đạo luật Glam – Leach – Bliley; (2) Do chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách ” nhà cho người có thu nhập thấp” của chính quyền Bush; (3) Do thị trường bất động sản giảm giá. Những nguyên nhân trên đây mới là phần nổi của tảng băng, phần chìm lớn hơn, quan trọng hơn chính là “đòn bẩy tài chính” mới là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng lần này.

Sự thay thế của đạo luật Bức tường lửa Glass – Steagall bởi đạo luật Glam – Leach – Bliley: việc sửa đổi đạo luật Bức tường lửa Glass – Steagall vào cuối thời tổng thống Bill Clinton năm 1999 dưới sức ép của các ngân hang thương mại đã xoá nhòa ranh giới giữa ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các công ty Bảo hiểm. Cho phép các ngân hàng thương mại được phép tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hóa và bán các khoản vay bất động sản. Nhờ vào công cụ được cho là làm giảm rủi ro này các ngân hàng có thể đẩy mạnh cho vay bất động sản dưới chuẩn nhằm thu về những khoản lợi lớn. Tuy nhiên , bản thân các ngân hàng vẫn nắm giữ một lượng lớn các chứng khoán phái sinh này, một phần là do không bán được, một phần là do nắm giữ của các ngân hàng khác để đa dạng hóa đầu tư. Đây là nguyên nhân gây ra các khoản lỗ lớn cho các ngân hàng cho vay bất động sản khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng và các khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán bất động sản bị giảm giá không phanh.

Chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách ” nhà cho người có thu nhập thấp” của chính quyền Bush: để thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền Bush nới lỏng chính sách tiền tệ trong suốt một thời gian dài với lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, với chính sách “nhà cho người có thu nhập thấp” của chính quyền Bush, tín dụng bất động sản tăng trưởng mạnh trong đó có một phần lớn là tín dụng dưới chuẩn.

Do thị trường bất động sản giảm giá: Vỡ bong bóng bất động sản luôn là một trong những nguyên nhân quen thuộc của các cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc khủng hoảng lần này không phải là một ngoại lệ.

Likes:
0 0
Views:
376
Article Categories:
Tư Vấn

Comments are closed.