Chính sách nới lỏng tín dụng của Trung Quốc đến thị trường Bất Động Sản

Chính sách tiền tệ phát triển: Trong giai đoạn 1990-2005, Trung Quốc liên tục tăng cung tiền M2. Điều này đã thúc đẩy việc phát triển tốc độ cao của nền kinh tế nói chung, đồng thời cũng kéo theo thị trường bất động sản phát triển hơn. Tự do hóa lãi suất: Do lo ngại những rủi ro của cải cách tài chính, nên việc giải phóng lãi suất được xếp thứ tự sau cùng trong lịch trình cải cách và được tiến hành một cách dần dần. Trong mọi hoàn cảnh thì lãi suất thực luôn có xu hướng dương, một điều bất thường đối với một hệ thông tài chính được kiểm soát. Kế hoạch cơ bản cho việc thả lãi suất tự do đã được Trung Quốc đề ra từ 1993, và đến 1996 thì được tiến hành. Kế hoạch này bao gồm dỡ bỏ các hạn chế trong giao dịch lớn cũng như các khoản vay lớn trong dài hạn trước, sau đó dần dần nới lỏng quy định cho các giao dịch nhỏ lẻ và các khoản vay nhỏ ngắn hạn. Chính phủ nước này đã bắt đầu bằng cách tự do hóa thị trường sơ cấp cho các chứng khoán của chính phủ, tự do hóa lãi suất liên ngân hàng cũng như lãi suất trên các công cụ nợ tính bằng ngoại tệ. Đối với các hoạt động ngân hàng bán lẻ, đầu tiên chính phủ cho phép ngân hàng được tính lãi thả nổi với khách hàng. Trung Quốc đã giảm bớt số lãi suất được quy định, điều chỉnh lãi vay ngân hàng cho các doanh nghiệp công thương cho khớp hơn với lãi của PBC, và cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng lãi suất thả nổi trong nghiệp vụ cho vay của mình. Tháng 10/2004, Trung Quốc tiếp tục bỏ mức trần lãi cho vay cũng như mức sàn của lãi huy động. Điều này đã góp phần giúp các ngân hàng linh động hơn trong việc huy động được các nguồn vốn với chi phí hợp lý, cũng như trong việc tính lãi cho vay. Mặt bằng lãi suất chung do đó đã thấp hơn.

Tuy nhiên thì lộ trình của việc hạ lãi suất cũng không phải hoàn toàn là một chiều. Vào năm 1987 các ngân hàng được tính lãi suất trên vốn lưu động cao hơn tới 20% so với mức trần tương ứng. Vào tháng 5/1996, mức lãi suất này đã được hạ xuống còn 10%. Tháng 4/1999, lãi suất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được nâng lên 30%, còn cho doanh nghiệp lớn vẫn giữ ở mức 10% Bên cạnh việc nới lỏng kiểm soát lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng, việc cả cách tài chính của Trung Quốc cũng đem lại nhiều nguồn huy động vốn với phạm vi rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp. Đầu tiên là việc ban hành thương phiếu đã cho phép các doanh nghiệp lớn tiếp cận với nguồn vốn theo các điều kiện của thị trường tiền tê. Mặc dù thị trường thương phiếu sơ cấp vẫn do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) quản lý, lãi suất của thị trường thứ cấp được thả nổi tự do. Do đó, lãi suất huy động qua thị trường thương phiếu linh động hơn là qua thị trường vốn vay ngân hàng. Khi mà lãi suất trên thị trường tiền tệ rớt xuống dưới mức sàn của của lãi vay ngân hàng thì các doanh nghiệp lớn có mức tín nhiệm cao sẽ huy động được từ thị trường thương phiếu với lãi suất thấp hơn. Tính đến tháng 3/2006 thì thị trường thương phiếu đã đạt mức tăng trưởng 51%/năm.

Likes:
0 0
Views:
328
Article Categories:
Tư Vấn

Comments are closed.