Phong Thuỷ là một thuật ngữ đã được xác định. Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích. Quách Phác trong “Táng kinh”, viết: “Táng(chôn) là đón sinh khí. Khi gặp phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất dữơng, vì vậy gọi là Phong Thuỷ. “Vậy đón là đón thế nào? Tụ như thế nào? Thế nào là Phong Thế nào là Thuỷ?” Quách Phác không bàn tiếp.
Phong, là hiện tượng không khí chuyển động. Thuỷ, là dòng nước. Khí, tức là nơi địa khí (khí đất). Sinh khí, tức là địa khí có sinh cư (sức sống). Ðón sinh khí, là tìm kiếmhoặc lợi dụng địa khí có sinh cư (sức sống). Phong Thuỷ là môn thuật số đón nhận sinh khí.
Phạm nghi Tân người đời Thanh, chú giải “Táng kinh” của Quách Phác viết: “Không có nước thì gió đến mà khí tán, có nước thì khí dưỡng mà không có gió, do vậy hai chữ Phong Thuỷ là quan trọng nhất trong môn địa học, mà trong đó đất mà có nước là tốt nhất, Ðất mà tàng phong (có gió ẩn nấp) thì kém hơn”. Như vậy là nói vấn đề then chốt của xem đất là vì că nước mà tụ khí, nếu không có nước, hễ gió thổi là khí tan đi.
Chỉ cần có nước, khí sẽ tụ lại, dù gió cũng không thổi khí đi. Ðất mà có nước là tốt nhất, đất tránh được gió thì kém hơn. Vì vậy, các thầy Phong Thuỷ xưa nay, bao giờ cũng bắt đầu tỏa long mạch, long mạch là khí của đất, khí do nước dẫn mà đón, khí do nước cản mà bị ngăn lại, khí tụ lại, không có gió làm tan ra. Có sinh khí, người chôn ở đó liền có phúc ầm.
Ngày xa, dân gian dùng rất phổ biến cái tơ Phong Thuỷ, còn quan lại thì không hẳn như thế. Trình hoà đời Minh đi sứ Tây Dương, đi theo trên thuyền có viên quan làm công việc Phong Thuỷ. Hướng viên quan đó phụ trách quan sát gió và nước (Phong Thuỷ) khác với Phong Thuỷ ta vẫn hiểu.