Tình trạng chung là cơ cấu giới tính công nhân lao động trong các KCN hiện nay là
mất bình đẳng về giới vẫn xẩy ra, đó là do tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do khả năng tiếp cận các trung tâm giới thiệu việc làm và lôi kéo của bạn bè
cũng như người thân thì nữ giới là đối tượng chiếm ưu thế hơn nam giới. Chính sự bất bình
đẳng về giới trong KCN cũng là một yếu tố tạo nên nhu cầu giải trí khác nhau trong công
nhân lao động.
Theo kết quả điều tra 298/323 công nhân lao động trả lời, thì có 101/298 lao động nam
chiếm tỷ lệ 33,9%, có 197/298 lao động nữ chiếm tỷ lệ 61,1%. Trong khi đó, có 173 người đã
kết hôn, thì có 74/173 lao động nam chiếm 42,8%, có 99/173 lao động nữ đã kết hôn chiếm
57,2% [xem phụ lục1]. Trong số công nhân lao động đã kết hôn thì, có 8,8% vợ chồng không sống cùng nhau tức là mỗi người 1 nơi, chồng hoặc vợ đi làm ở KCN, có 19,9% vợ chồng
sống chung cùng nhau ở nhà trọ, 50,9% vợ chồng sống chung cùng nhau ở nhà riêng, 2,3%
vợ chồng sống chung cùng nhau ở KTX công nhân và 18,1% vợ chồng chung sống cùng gia
đình (người thân). Bên cạnh đó số công nhân lao động chưa kết hôn; có 53,9% thuê nhà trọ;
31,2% sống với gia đình; 8,5% ở nhà người thân; 2,8% ở KTX công nhân và 3,5% không trả
lời [xem phụ lục 2]. Do vậy, nghiên cứu cơ cấu giới tính, giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu
nguồn lao động cung ứng cho KCN, để có hướng giải quyết những vấn đề về nhu cầu giải trí nảy sinh do đặc thù giới.
Xét theo cơ cấu giới tính, không có sự khác biệt về giới khi xem xét tiêu chí trình độ
học vấn. Cụ thể, trong đó có 1% lao động nữ và nam có trình độ tiểu học; 7,9% lao động nam
có trình độ trung học cơ sở và 7,1% lao động nữ; 91,1% lao động nam có trình độ trung học
phổ thông và 91,9% lao động nữ [xem phụ lục 3].
Cũng như theo kết qua Biểu đồ 2.1 thì tỷ lệ công nhân đang làm việc trong KCN
chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn cao (lao động nữ chiếm 50,5%, lao động nam chiếm 31,7%); tỷ lệ công nhân được đào tạo ngắn hạn trong doanh nghiệp (lao động nam
chiếm 13,9% và lao động nữ là 18,2%); công nhân có trình độ trung cấp trở lên chiếm
tỷ lệ không cao. Những công nhân có trình độ chuyên môn thấp và chưa qua đào tạo là
những người yếu thế trong doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng này là do tình trạng thu hút đầu tư mạnh vào các KCN nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp lại. Vì thế, thanh niên nông thôn bị đẩy vào thị
trường lao động khi họ chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản đáp ứng với
thị thường lao động hiện nay.