Quy mô của cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất (hay cụ thể hơn là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn) đã không chỉ dừng lại ở biên giới một quốc gia. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới World Bank đã không ngừng cảnh báo hậu quả và những hiệu ứng lan tỏa của cuộc khủng hoảng này trên phạm vi toàn cầu, thậm chí có thể phủ bóng đen lên nền kinh tế thế giới vốn đã trì trệ trong những năm gần đây, mà trong đó đối tượng chịu tác động chủ yếu nhất là hệ thống ngân hàng thương mại. Rủi ro tiềm tàng của các khoản nợ xấu đang đe dọa tính thanh khoản trên thị trường tín dụng Mỹ, làm tăng nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng, tăng chi phí vay vốn của doanh nghiệp, thậm chí có thể làm thay đổi dòng tài chính quốc tế. Những bài nghiên cứu về thị trường bất động sản cho thấy rằng có một số dấu hiệu trong nền kinh tế trước khi khủng hoảng nhà đất xảy ra.
Đó là sự gia tăng đáng kể trong giá nhà và sản lượng của nền kinh tế. Ngoài ra, lãi suất thực trong dài hạn rất thấp hoặc thậm chí âm cũng là một dấu hiệu vì nó khuyến khích tín dụng bất động sản. Và sự giảm mạnh giá nhà đất đi theo sau sự sụt giảm kinh tế mạnh mẽ tại các nước bị ảnh hưởng. Do đó, khi các dấu hiệu xuất hiện trong nền kinh tế cần có các giải pháp kịp thời để ngăn không cho khủng hoảng nhà đất xảy ra. Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của cuộc khủng hoảng này là cơ sở để các định chế tài chính nói riêng và định chế quản lý nói chung tăng cường hệ thống quản trị, đảm bảo yêu cầu an toàn tài sản và sự ổn định của thị trường nội địa. Năm 2010, nhiều khả năng nền kinh tế vượt qua giai đoạn điều chỉnh và tăng trưởng trở lại. Cùng với nền kinh tế, thị trường bất động sản được dự báo là có thể phục hồi. Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2008 là năm điều chỉnh nội bộ nền kinh tế sau năm tăng trưởng lớn 2007. Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2009 là năm điều chỉnh do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Năm 2010, để thị trường có thể phục hồi vững chắc cần phải tiến hành đồng bộ nhiều bộ phận.