Trạch trong phong thủy

Âm trạch: Đất mồ mả. Lễ ký. Tạp ký thượng viết: “Đại phu bói về nhà ở và ngày mai táng”. Sớ: “Trạch, nghĩa là đất mồ mả”. Đời sau người ta thêm nghĩa nhà ở, nơi trú ngụ vào chữ “trạch”, nên gọi mồ mả là âm trạch. Thủy hử truyện, hồi 120: “Nếu ta chết ở chốn này, thì đây là âm trạch”. Còn bao hàm nội dung chọn đất mai táng, tức Phong thủy âm trạch.

Dương trạch: Nhà ở, cũng bao hàm thôn xóm, thành thị. Thời cổ, chu “trạch”vừa có nghĩa mồ mả, vừa có nghĩa là nơi trú ngụ. Để phân biệt, Phong thủy gọi mồ mả là âm trạch, còn nhà ở là dương trạch. Sách Hoàng đế trạch kinh khuyết danh đời Đường: “Phàm dương trạch tức là có khí dương ôm âm, âm trạch tức là có khí âm ôm dương”. Còn bao hàm nội dung chọn đất làm nhà, xây dựng nhà cửa, tức phong thủy dương trạch.

Âm dương trạch: Mồ mả và nhà ở. Là cách gọi vắn tắt Phong thủy âm trạch và Phong thủy dương trạch, bao gồm toàn bộ nội dung thuật Phong thủy, tức đại diện cho Phong thủy.

Trạch tướng: Tướng Phong thủy của nhà cửa. Tấn thư. Ngụy Thư truyện: “Thư mồ côi từ nhỏ, được bà cô bên ngoại họ Ninh nuôi dưỡng. Khi bà Ninh làm nhà, thày tướng nói: nhà này sẽ có đứa cháu quí hiển. Bà ngoại thấy Ngụy Thư còn bé mà thông minh dĩnh ngộ, đoán là câu trên ứng vào cậu. Thư nói: Họ ngoại có được trạch tướng tốt vậy”.

Về sau người ta dùng hai chu “ngoại sanh”(cháu ngoại) thay cho chu “trạch tướng”. Sách Phụng thiên lục, quyển 4, của Triệu Nguyên Nhất đời Đường viết: “Vương Mãng làm Thị lang, chuyên về trạch tướng, chí khí hào hùng, rất giống người cậu của mình”.

 

Likes:
0 0
Views:
350
Article Categories:
Phong Thủy

Comments are closed.