4 cách quản lý tài chính cá nhân dễ dàng cho người trẻ

Kỹ năng sống rất đa dạng, và rất quan trọng tới sự phát triển của một cá nhân. Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể rèn luyện được. Rất nhiều chuyên gia và tổ chức giáo dục quốc tế đã khuyến khích đưa việc giá trị của rèn luyện quản lý tài chính vào trong môi trường học đường. Vậy đâu là bí quyết quản lý tài chính thành công.

Vì sao phải tập quản lý tài chính. 

Rất nhiều người Việt trẻ vẫn còn khái niệm rất mơ hồ và lý do tại sao cần phải quản lý đồng tiền mình làm ra. Đã có rất nhiều trường hợp nhiều người trẻ rơi thiếu tiền vào mỗi cuối tháng và phải vay mượn bạn bè người thân để bù đắp cho các chi tiêu sinh hoạt. Các rắc rối tài chính cũng sẽ gây ra không ít cảm xúc tiêu cực và có thể sẽ ảnh hưởng nhiều mối quan hệ bạn bè và người thân xung quanh ta.

4 cách quản lý tài chính cá nhân

Kiểm soát chi tiêu

Các khoản chi tiêu hàng ngày, tuần, tháng, năm nên được thống kê lại bao gồm ăn uống, mua sắm, học phí, di chuyển, giải trí, tiền điện nước,… Các loại chi tiêu này sau khi thống kê lại nên được phân thành nhóm có thể cắt giảm (bao gồm các khoản chi không quan trọng) và không thể cắt giảm (bao gồm khoản chi quan trọng). Các khoản quan trọng thường sẽ lớn hơn và cần được chú ý tới nhiều hơn. Các khoản ít quan trọng thường ít chú ý đến, nhưng nó có thể làm cho tài chính bạn nhanh chóng cạn kiệt mà không lường trước được. Việc kiểm soát chi tiêu từng thời điểm giúp bạn so sánh được kết quả tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu bản thân.

Đâu là chi tiêu quan trọng và chi tiêu không quan trọng?

Đâu là chi tiêu quan trọng và chi tiêu không quan trọng?

Thiết lập các cột mốc mục tiêu và có kế hoạch quản lý.

Các cột mốc mục tiêu quản lý chi tiêu có thể là ngắn hạn, dài hạn hoặc trung hạn, nhưng bạn cần phải rõ ràng về thời điểm, lý do tại sao bạn lại chọn cột mốc ấy. Với mỗi cột mốc thì cần có lộ trình quản lý tiết kiệm rõ ràng ( tiết kiệm như thế nào, cắt giảm những khoản nào, khoản chi nào không thể cắt giảm và cần được chú ý…). 

Cách quản lý tài chính cá nhân bằng cột mốc có thể hiểu đơn giản bằng ví dụ như sau:  lương cơ bản hiện tại của bạn là 10 triệu VND, bạn có dự định sẽ mua một chiếc máy tính mới vào cuối năm với chị gái là 20 triệu thì, các khoản chi tiêu quan trọng chiếm 6 triệu VNĐ mỗi tháng, 4 triệu VND là chi tiêu không quan trọng. Vậy ít nhất mỗi tháng, bạn phải tiết kiệm được 2 triệu chi tiêu không quan trọng để sau 10 tháng bạn mới có thể có một chiếc máy tính mới.

Dừng ngay việc vay tiền mỗi cuối tháng

Việc vay tiền để tiêu mỗi khi quỹ của bạn hết vào giữa tháng trở thành một thói quen xấu. Mỗi lần vay từ bạn bè như vậy bạn càng lún sâu hơn vào các vòng xoáy mang tên là “Nợ”, và đây là trong những lý do mỗi cá nhân nên tránh tập thành thói vay. Đương nhiên vẫn có những khoản vay nhằm mục đích sinh ra những khoản lời và dùng lời đấy để trả lại vay. Đây là một cách vay thông minh mà không đẩy bạn tới các rắc rối tài chính, nhưng cũng rất khó để thực hiện. Loại vay này chỉ có thể hiệu quả khi mà bạn chắc chắn rằng có thể dùng vay để sinh tiền lời và dùng 1 phần tiền lời để trả cho tiền tiền vay theo định kỳ. Việc có kế hoạch vay tốt và dùng tiền vay để sinh ra lợi nhuận cũng là một cách quản lý tài chính  cá nhân hiệu quả.

Đừng để bản thân dính vào vòng xoáy vay

Đừng để bản thân dính vào vòng xoáy vay 

Lập quỹ tiết kiệm lương mỗi tháng

Theo như các chuyên gia, khi lập quỹ tiết kiệm nên bắt đầu ở mức  10% đến 15% thu nhập hàng tháng. Khi đã dần quen  với phương pháp tiết kiệm này, thì bạn có thể bắt đầu năng mức tiết kiệm lên 20%, 25%, 30%, 45%… Phương pháp tiết kiệm này đòi hỏi sự kiên trì, và khi lập quỹ tiết kiệm nên đặt ra mục tiêu có thể đặt được, không đặt mục tiêu quá cao vì như vậy sẽ khiến cho bản thân dễ bỏ cuộc.

Quỹ tiết kiệm lương hàng tháng có giúp bạn những lúc gặp rắc rối tài chính

Quỹ tiết kiệm lương hàng tháng có giúp bạn những lúc gặp rắc rối tài chính

Tổng kết

Mỗi cá nhân có những cách quản lý chi tiêu khác nhau và phù hợp với tính cách của bản thân họ. Việc tự rèn luyện kỹ năng quản lý chi tiêu là một điều cần thiết không phải chỉ nên bắt đầu ngay từ khi nhận được tiền lương đầu tiên, mà nó phải bắt đầu từ khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Trên đây là 4 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Một  “heo đất” đầy ắp những quỹ tiết kiệm sẽ luôn tốt hơn là một heo đất rỗng.

Likes:
0 0
Views:
208
Article Categories:
Tài chính - ngân hàng

Comments are closed.